Gần 50.000 học sinh THPT thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM

03:57 09/01/2020

Số thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức tăng hơn 10 lần sau một năm, từ 4.800 (năm 2018) lên 49.868 (năm 2019).

Một trong những yếu tố then chốt của tuyển sinh đầu vào tại trường Đại học Quốc gia TP HCM là kỳ thi Đánh giá năng lực. Đây là một trong các giải pháp bổ trợ và thay thế cho việc tuyển sinh đầu vào của nhiều trường cao đẳng, đại học hiện nay. Số trường sử dụng phương thức này xét tuyển tăng từ 6 trường năm 2018 lên 33 trường năm 2019, dự kiến sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

Đề thi đánh giá toàn diện kiến thức và năng lực người học

Bài chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản trong việc học tập tại đại học của thí sinh, thông qua một bài thi tổng hợp gồm 120 câu hỏi, thời gian làm bài 150 phút. Cụ thể, đề thi gồm 30 câu kiểm tra năng lực Logic Toán, 40 câu đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ và ngoại ngữ (Tiếng Việt và Tiếng Anh), và 50 câu đánh giá năng lực khoa học trên các lĩnh vực Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa (mỗi lĩnh vực 10 câu).

Về hình thức, đề thi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn (MCQ - Multiple Choice Questions). Cách soạn câu hỏi tuân thủ các nguyên tắc khoa học của MCQ thế giới. Về nội dung, đề thi tích hợp đầy đủ về mặt kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Đặc biệt, phần câu hỏi Logic là nội dung lần đầu được đưa vào đề thi tại Việt Nam. Phần đánh giá năng lực Tiếng Việt cũng là nội dung lần đầu thực hiện hoàn toàn dưới hình thức trắc nghiệm.

Điểm chuẩn đánh giá năng lực tuyển sinh đầu vào của các trường thành viên 

ĐH Quốc gia TP HCM năm 2019.

Đề thi phát triển định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

Phần lớn nội dung câu hỏi trong đề thi đánh giá năng lực hướng đến phát triển năng lực cho học sinh, chú trọng đánh giá khả năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Nếu kỳ thi THPT Quốc gia chủ yếu đánh giá khả năng ghi nhớ kiến thức và tính toán thì đề thi đánh giá năng lực tập trung vào việc đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức mới và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đây cũng là những năng lực thiết yếu cho việc học tập ở đại học.

Nhìn chung, sự xuất hiện và phát triển nhanh của kỳ thi đánh giá năng lực đã có tác động tích cực đến việc dạy và học. "Kỳ thi đã phần nào hạn chế việc học lệch, học theo kiểu ghi nhớ máy móc và luyện giải các dạng bài tập phức tạp nhưng không có giá trị thực tiễn. Việc dạy học của giáo viên cũng phải thay đổi và chuyển dần sang cách dạy học hướng năng lực theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới", thầy Nguyễn Thành Nam - giáo viên luyện thi Vật lý online tại HOCMAI nhận xét.

Bên cạnh đó, để đạt điểm cao bài thi đánh giá năng lực, học sinh cần có kiến thức phủ đều các môn, phát triển năng lực toàn diện, làm quen và tiếp xúc với nhiều dạng bài mới lạ, đặc biệt là các dạng bài như Phân tích số liệu, Tư duy logic. Ngoài ra, học sinh có thể tham khảo các khóa học như "Ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia HCM" tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Đây là khóa học trực tuyến chú trọng phát triển tư duy của học sinh, trang bị đầy đủ chiến thuật, kỹ năng quan trọng: kỹ năng đọc hiểu, tư duy logic, tổng hợp thông tin giúp học sinh chinh phục điểm cao trong kỳ thi đánh giá năng lực. Hệ thống  có gần 50 bài giảng cùng 10 đề thi thử bám sát cấu trúc đề thi thật.

Trích nguồn vnexpress.

loadding
UP