HOCMAI nhận định chi tiết đề tham khảo THPT Quốc gia - môn Lịch sử

01:49 04/04/2020

Tổ hợp Khoa học xã hội - Môn Lịch sử

I. Bảng ma trận kiến thức 

Lớp

Chuyên đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VDC

Số câu

12
(có 10 chuyên đề)

Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

1




1


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 -1991), Liên bang Nga (1991 -2000)

1




1


Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh (1945 – 2000)

2

2



4


Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)

2

1



3


Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)


1

1


2


Việt Nam từ năm 1919 - 1930

4

1

2


7


Việt Nam từ năm 1930 - 1945

4

1

3

1

9


Việt Nam từ năm 1945- 1954

1


1

1

3


Việt Nam từ năm 1954 - 1975

3

3



6


Việt Nam từ năm 1975 - 2000

1

1



2

11
(có 2 chuyên đề)

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa XH ở Liên Xô từ năm 1917-1945

1




1

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918




1

1


Tổng số câu

20

10

7

3



Tỉ lệ (%)

50%

25%

17,5%

2,5%

100%


II. Phân tích chi tiết

  1. Cấu trúc đề thi

Phân bổ kiến thức theo phạm vi kiến thức 

Lịch sử 11: 2 câu : 5 %

Lịch sử 12 : 38 câu : 95%

Lịch sử thế giới : 12 câu : 30%

Lịch sử Việt Nam 28 câu : 70%

Các câu hỏi trong đề thi thuộc các chuyên đề sau: 

Lịch sử thế giới: bao gồm 5 chuyên đề

  • Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917; Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 -1941).

  • Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

  • Liên bang Nga (1991 -2000)

  • Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản

  • Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh

  • Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh

Lịch sử Việt Nam: bao gồm 6 chuyên đề

  • Việt Nam từ 1858 - 1918

  • Việt Nam từ năm 1919 đến 1930 

  • Việt Nam từ năm 1930 đến 1945

  • Việt Nam từ năm 1945 đến 1954

  • Việt Nam từ năm 1954 đến 1975

  • Việt Nam từ năm 1975 đến 2000

Số lượng câu hỏi dàn đều ở các chuyên đề và tập trung vào các chuyên đề trọng tâm:

  • Các nước Á – Phi – Mĩ La-tinh 1945 - 2000 ( 4 câu)

  • Việt Nam từ năm 1919 – 1930 (7 câu)

  • Việt Nam từ năm 1930 -  1945 (9 câu)

  • Việt Nam từ năm 1954 -  1975 (6 câu)

Đề thi vẫn chú trọng nhiều hơn vào phần Lịch sử Việt Nam, trọng tâm vào giai đoạn 1930 – 1975 (phần lớp 22). Các chuyên đề thuộc học kì I chiếm số lượng câu hỏi lớn hơn hẳn, đúng với tinh thần nội dung tinh giản mà Bộ đã công bố trước đó 

Về  cấp độ nhận thức của các câu hỏi

  • Câu hỏi nhận biết – thông hiểu : 30 câu

  • Câu hỏi vận dụng : 7 câu

  • Câu hỏi vận dụng cao : 3 câu 

Với đề thi này, học sinh nắm chắc kiến thức sách giao khoa thì có thể đạt được 7-8 điểm, để đạt điểm 9-10 thì cần khả năng vận dụng và tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn.

  1. Phân tích từng chuyên đề

  • Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917; Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 -1941).

  • Có 1 câu hỏi ở mức độ nhận biết thuộc chuyên đề này.

  • Câu hỏi nhắc đến một vấn đề khá chi tiết đó là chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết (1921). Đây là chuyên đề có lượng kiến thức khá lớn, và có nhiều kiến thức liên hệ với lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Trong đề thi cũng đã xuất hiện câu hỏi so sánh giữa các mạng tháng Mười Nga và cách mạng tháng Tám năm 1945. Những nội dung có thể so sánh được ví dụ như công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Việt Nam, quá trình tiến lên CNXH … Vì vậy, trong quá trình ôn tập, học sinh cần lưu ý những điểm giống và khác nhau giữa Liên Xô và Việt Nam trong giai đoạn này.

  • Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

  • Có 1 câu hỏi ở mức độ nhận biết thuộc chuyên đề này.

  • Câu hỏi đề cập đến nội dung Hội nghị Ianta và quyết định của hội nghị này. Đây là phần có khối lượng kiến thức không nhiều nhưng khá chi tiết, HS cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.

  • Liên Xô, Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000)

  • Có 1 câu hỏi ở mức độ nhận biết thuộc chuyên đề này.

  • Câu hỏi yêu cầu học sinh nắm vai trò của Liên bang Nga trong quan hệ quốc tế sau khi Liên Xô sụp đổ 

  • Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản (1945 – 2000)

  • Có 2 câu hỏi ở các mức độ nhận biết và một câu hỏi thông hiểu ở chuyên đề này.

  • Câu hỏi nhận biết về nét đặc trưng của nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản. Câu hỏi thông hiểu đề cập đến nguyên nhân phát triển thần kì của Nhật Bản. 

  • Các nước Á- Phi – Mĩ Latinh (1945 – 2000)

  • Có 2 câu hỏi ở các mức độ nhận biết và 2 câu hỏi thông hiểu ở chuyên đề này.

  • Đây là chuyên đề có số lượng câu hỏi lớn nhất trong phần lịch sử thế giới, cấp độ nhận thức của chuyên đề cũng khá khó. Ngoài 1 câu hỏi về phong trào giải phòng dân tộc ở châu Phi, các câu hỏi thuộc chuyên đề này xoáy sâu vào phần Đông Nam Á, từ phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này đến tổ chức ASEAN. Học sinh cần đặc biết chú ý đến những nội dung thuộc chuyên đề này trong quá trình ôn luyện như : tổ chức ASEAN, phong trào giải phóng dân tộc, vai trò của các đảng cộng sản trong phòng trào giải phóng dân tộc, những cột mốc đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ…

  • Quan hệ quốc tế trong và sau Chiến tranh lạnh.

  • Có 1 câu hỏi ở mức độ thông hiểu và 1 câu vận dụng thuộc chuyên đề này.

  • Đây là chuyên đề thường chứa những câu hỏi khá khó. Trong đề thi này, học sinh cần khái quát được nội dung của các hiệp định vào giai đoạn cuối của chiến tranh lạnh và quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Đây là một chuyên đề có nhiều vấn đề liên hệ với cả lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, học sinh cần chú ý khi học chuyên đề này.

  • Việt Nam từ năm 1858 - 1918

  • Có 1 câu hỏi vận dụng cao thuộc chuyên đề này.

  • Câu hỏi yêu cầu học sinh phân tích sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX. Đây là chuyên đề có nội dung kiến thức khá lớn, học sinh cần học kĩ và nắm kiến thức ở mức độ khái quát để có thể giành được điểm cao.

  • Việt Nam từ năm 1919 - 1930

  • Có 7 câu hỏi nhận biết, thông hiểu và vận dụng thuộc chuyên đề này.

  • Các câu hỏi ở mức độ nhận biết yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức  về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta giai đoạn 1919 – 1925 và sự ra đời, hoạt động của các tổ chức cách mạng, tổ chức cộng sản cuối những năm 20 của thế kỉ XX. . Đối với chuyên đề này, có những nội dung rất quan trọng học sinh cần chú ý như cuộc khai thác thuộc địa, quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng và tổ chức cộng sản… Ngoài ra, học sinh cũng chú ý một số nội dung so sánh như : hai cuộc khai thác thuộc địa, con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và các bậc tiền bối, ba tổ chức cách mạng….

  • Việt Nam từ năm 1930 - 1945

  • Có 9 câu hỏi trải đều cả 4 cấp độ ở chuyên đề này. Đây là chuyên đề có số lượng lớn nhất trong đề thi

  • Ở câu hỏi nhận biết và thông hiểu, đề thi tập trung vào những vấn đề khá cơ bản như đặc trưng cơ bản phong trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939, cuộc vận động tiến tới tổng khởi nghĩa 1939 – 1945. Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao yêu cầu học sinh nhận xét và so sánh, để giải quyết được những câu hỏi này, học sinh phải có cái nhìn xuyên suốt toàn bộ giai đoạn lịch sử đó và khái quát được những nét chính của từng giai đoạn. Tóm lại, đây vẫn là một chuyên đề trọng tâm và học sinh phải dành nhiều thời gian tập trung ôn tập chuyên đề này.

  • Việt Nam từ năm 1945 - 1954

  • Có 3 câu hỏi thuộc mức độ nhận biết, vận dụng và vận dụng cao ở chuyên đề.

  •  Câu hỏi nhận biết hỏi về Cuộc tiến công chiến lược 1953 - 1954. Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao đều là những câu hỏi so sánh tìm điểm chung, điểm giống nhau. Tuy số lượng câu hỏi không lớn, nhưng nội dung đã khái quát được toàn bộ kiến thức của chuyên đề này.

  • Việt Nam từ năm 1954 - 1975

  • Có 6 câu hỏi chia đều cho hai mức độ nhận biết và thônghiểu ở chuyên đề này.

  • Đây là 1 trong hai chuyên đề thuộc phần học kì II. Tuy có số lượng câu hỏi tương đối lớn nhưng các câu hỏi thuộc chuyên đề này đều khá đơn giản đối với học sinh.  Các câu hỏi đều xoáy vào những nội dung kiến thức cơ bản, đặc thù của giai đoạn lịch sử này như : Tình hình cách mạng hai miền sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, các chiến lược chiến tranh của Mĩ ...

  • Việt Nam từ năm 1975 - 2000

  • Có 2 câu hỏi nhận biết và thông hiểu ở chuyên đề này.

  • Các câu hỏi đề cập đến những vấn đề khá nổi bật của chuyên đề đó là thành tựu của công cuộc đổi mới và ý nghĩa của quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Chuyên đề này thường có ít câu hỏi nhưng khả năng có câu hỏi vận dụng cao là rất lớn vì nó có những nội dung liên hệ thực tiễn, vì vậy học sinh cần chú ý khi ôn tập chuyên đề này.

III. Nhận định chung

1. Đề thi Tham khảo cho kì thi THPT quốc gia 2020 đã được công bố rất kịp thời trong tình hình HS đang phải nghỉ học dài ngày để phòng tránh dịch COVID-19. Đề thi bám sát vào nội dung tinh giản mà mà Bộ GD – ĐT đã công bố trước đó nhằm giúp HS có định hướng trong quá trình ôn tập. Đề thi tập trung vào phần kiến thức của HKI – phần HS đã được học đầy đủ trên trường, nội dung của HKII và lớp 11 có nhưng không lớn và mức độ chủ yếu là nhận biết, thông hiểu. Mức độ dễ và trung bình chiếm 70%, có 30% câu hỏi khó và cực khó.

2. Tương tự như  những năm trước, đề thi vẫn bám sát nội dung SGK Lịch sử 11 và 12. HS nắm được kiến thức cơ bản có thể đạt 7 – 8 điểm, tuy nhiên vẫn có những câu hỏi khó để phân loại học sinh.

Nguồn: Hệ thống Giáo dục HOCMAI

loadding
UP