HOCMAI nhận định chi tiết đề tham khảo THPT Quốc gia - môn Vật lý

02:21 04/04/2020

Tổ Vật lý - Hệ thống Giáo dục HOCMAI

I. MA TRẬN ĐỀ THI

Đề thi tham khảo THPT QG 2020

Mức độ câu hỏi

Loại câu hỏi

Cấp độ nhận thức

Tổng

Nội dung kiến thức

Dễ

TB

Khó

LT

BT

NB

TH

VD

VDC

1. Dao động cơ học

2

4

1

2

5

2

2

2

1

7

2. Sóng cơ học

2

3

1

2

4

2

1

2

1

6

3. Điện xoay chiều

3

4

2

3

6

3

2

2

2

9

4. Dao động và sóng điện từ

2

1


2

1

2

1



3

5. Sóng ánh sáng

2

3


2

3

2

3



5

6. Lượng tử ánh sáng

1

2


1

2

1

2



3

7. Hạt nhân nguyên tử

2

1


2

1

2

1



3

8. Điện tích – Điện trường


1



1


1



1

9. Dòng điện không đổi


1



1



1


1

10. Dòng điện trong các MT


0



0





0

11. Từ trường


1



1


1



1

12. Cảm ứng điện từ


0



0





0

13. Khúc xạ ánh sáng


0



0





0

14. Mắt. Các dụng cụ quang


1



1



1


1

Tổng

14

22

4

14

26

14

14

8

4

40

Tỉ lệ

35

55

10

35

65

35

35

20

10

100

II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT

1. Cấu trúc đề thi

- Đề thi gồm 40 câu, thời gian làm bài 50 phút. Nội dung kiến thức thuộc chương trình Vật lí 11 và Vật lí 12, bao gồm 7 chuyên đề lớp 12: Dao động cơ; Sóng cơ; Dòng điện xoay chiều; Dao động và Sóng điện từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân nguyên tử và 4 chuyên đề lớp 11: Điện tích – Điện trường; Dòng điện không đổi; Từ trường và Khúc xạ ánh sáng. 

Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 11 chiếm 10% tổng số câu hỏi của đề thi, chủ yếu rơi vào các cấp độ thông hiểu và vận dụng, không có câu hỏi thuộc cấp độ vận dụng cao.

- Sự phân bổ tỉ lệ câu hỏi trong các chuyên đề, Vật lí 11 và Vật lí 12 trong các các đề thi THPT năm 2017, năm 2018, năm 2019 và đề thi tham khảo năm 2020 mà BGD vừa công bố được thống kê trong bảng sau:

Số câu hỏi trong chuyên đề

THPT QG 2017

THPT QG 2018

THPT QG 2019

TK 2020

1. Dao động cơ học

8

6

6

7

2. Sóng cơ học

5

5

5

6

3. Điện xoay chiều

8

7

8

9

4. Dao động và sóng điện từ

5

2

3

3

5. Sóng ánh sáng

5

4

5

5

6. Lượng tử ánh sáng

4

3

4

3

7. Hạt nhân nguyên tử

5

5

5

3

8. Điện tích – Điện trường

0

2

1

1

9. Dòng điện không đổi

0

2

1

1

10. Dòng điện trong các MT

0

0

0

0

11. Từ trường

0

1

1

1

12. Cảm ứng điện từ

0

1

0

0

13. Khúc xạ ánh sáng

0

1

1

0

14. Mắt. Các dụng cụ quang

0

1

0

1


- Sự phân bổ tỉ lệ số câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 11 và Vật lí 12 trong đề thi THPT QG năm 2017, năm 2018, năm 2019 và đề thi tham khảo năm 2020 mà BGD vừa công bố được thống kê trong bảng sau:

Tỉ lệ 11/12

THPT QG 2017

THPT QG 2018

THPT QG 2019

TK 2020

Lớp 11

100%

80%

90%

90%

Lớp 12

0

20%

10%

10%


Có thể thấy số lượng câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 11 trong đề thi tham khảo 2020 là 4 câu chiếm 10% tổng số câu hỏi của đề thì, trong đó 2 câu (chiếm 5%) thuộc chương trình học kì 1 của Vật lí 11 và 2 câu (chiếm 5%) thuộc chương trình học kì 2 của Vật lí 11, tỉ lệ này không thay đổi so với kì thi THPT QG năm 2019.

- Sự phân bổ tỉ lệ số câu hỏi thuộc chương trình học kì 1 và học kì 2 của Vật lí 12 trong đề thi THPT QG năm 2017, năm 2018, năm 2019 và đề thi tham khảo năm 2020 mà BGD vừa công bố được thống kê trong bảng sau:

Tỉ lệ HK1/HK2 lớp 12

THPT QG 2017

THPT QG 2018

THPT QG 2019

TK 2020

HK 1

52,5%

45%

47,5%

55%

HK 2

47,5%

35%

42,5%

35%


Như vậy, theo đúng tinh thần công văn tinh giản của Bộ GD ngày 31/3/2010, các câu hỏi trong đề thi chủ yếu thuộc chương trình học kì 1 của Vật lí 12 (tăng 7,5 %) so với đề thi THPT QG 2019.

- Sự phân bổ tỉ lệ lí thuyết/ bài tập và mức độ câu hỏi trong đề thi THPT QG năm 2017, năm 2018, năm 2019 và đề thi tham khảo năm 2020 mà BGD vừa công bố được thống kê trong bảng sau:

So sánh tỉ lệ câu hỏi

THPT QG 2017

THPT QG 2018

THPT QG 2019

TK 2020

Dễ/ TB/khó

45/45/10

30/60/10

30/60/10

35/55/10

Lí thuyết/bài tập

45/55

30/70

30/70

47,5/52,5

NB/TH/VN/VDC

45/15/30/10

30/20/40/10

30/20/40/10

35/35/20/10


Có thể thấy trong đề thi minh họa 2020, tỉ lệ thuyết là 47,5% (19 câu) ; bài tập là 52,5% (21 câu). Các câu hỏi lí thuyết đa phần là các câu hỏi dễ, học sinh chỉ cần nhớ kiến thức trong SGK là có thể làm được. Đây là sự thay đổi lớn so với tỉ lệ 30/70 đã ổn định ở hai năm trước đó, số lượng câu hỏi lí thuyết tăng lên và bài tập khó giảm đi chủ yếu thuộc chương trình học kì 2 của Vật lí 12, điều này cho thấy sự thích ứng của đề thi để đảm bảo công bằng giữa tất cả các thí sinh tham gia thi với điều kiện học tập trong mùa dịch năm nay.

- Sự phân chia theo cấp độ nhận thức: tỉ lệ nhận biết/thông hiểu/vận dụng/vận dụng cao là 35%/35%/10%/10%. Với 70 % câu hỏi nhận biết và thông hiểu học sinh trung bình - khá có thể dễ dàng đạt được 7-8 điểm để xét tốt nghiệp. Tuy nhiên 30% các câu hỏi còn lại trong đề thể hiện sự phân hóa cao của đề thi. So với đề thi THPT QG năm 2019, lượng câu hỏi nhận biết – thông hiểu đã tăng lên khoảng 15-20% , các câu hỏi vận dụng giảm đi khoảng 20%, số lượng câu hỏi vận dụng cao vẫn chiếm khoảng 10% như các năm trước đó.

- Các câu phân loại vẫn thuộc các chuyên đề quen thuộc của chương trình học kì 1 Vật lí 12 như: Dao động cơ học, Sóng cơ học, Điện xoay chiều. Các chuyên đề còn lại của chương trình học kì 2 không có câu hỏi khó Vận dụng cao.

2. Phân tích từng chuyên đề

+ Phần chương trình Học kì 1 - Vật lí 12

Chuyên đề 1: Dao động cơ

Dạng bài 

Lí thuyết

Bài tập

NB

TH

VD

VDC

1. Đặc trưng dao động điều hòa

Câu 1




2. Con lắc lò xo

Câu 2




3. Con lắc đơn


Câu 17


Câu 37

4. Tổng hợp dao động



Câu 31


5. Đồ thị dao động cơ



Câu 32


6. Dao động cưỡng bức


Câu 18




Tổng số câu hỏi của chuyên đề là 7 câu chiếm 17,5% tổng số câu hỏi của đề thi, tăng lên 1 câu so với đề thi THPT QG 2019. Các câu hỏi phủ đều tất cả các nội dung quan trọng của chuyên đề.

Dạng câu hỏi liên quan đến đồ thị xuất hiện trong đề thi là một dạng toán khá quen thuộc trong những năm gần đây, thuộc cấp độ Vận dụng. Nôi

Với những câu hỏi dạng này, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản, lấy dữ liệu từ đồ thị, từ đó vận dụng linh hoạt vào các kiến thức đã được học để giải quyết yêu cầu của bài toán.

Câu vận dụng cao trong đề thi thuộc phần dao động cơ là một câu hỏi về con lắc đơn dao động trong điện trường. Vẫn là một dạng toán rất quen thuộc, xuất hiện rất nhiều trong các đề thi THPT QG, sẽ không còn là một câu hỏi khó nếu học sinh đã nắm vững kiến thức về con lắc đơn và tính chất dao động của con lắc trong điện trường.

Chuyên đề 2: Sóng cơ

Dạng bài 

Lí thuyết

Bài tập

NB

TH

VD

VDC

1. Sóng cơ và sự truyền sóng

Câu 3


Câu 34


2. Giao thoa sóng



Câu 33

Câu 38

3. Sóng dừng


Câu 19



4. Sóng âm

Câu 4





Tổng số câu hỏi của chuyên đề là 6 câu chiếm 15 % tổng số câu hỏi của đề thi, tăng lên 1 câu so với đề thi THPT QG 2019. Các câu hỏi phủ đều tất cả các nội dung quan trọng của chuyên đề.

Dễ nhận thấy câu hỏi vận dụng cao trong chuyên đề sóng cơ vẫn rơi vào dạng bài về giao thoa sóng. Đây là một dạng toán không còn mới mẻ trong những năm gần đây, tuy nhiên để phân tích đúng hiện tượng và tìm ra phương pháp giải cho bài toán thì ngoài việc chắc kiến thức, học sinh cần có tư duy nhạy bén, linh hoạt và sử dụng tốt các công cụ toán học mới có thể xử lí được câu hỏi này trong thời gian làm bài.

Chuyên đề 3: Điện xoay chiều

Dạng bài 

Lí thuyết

Bài tập

NB

TH

VD

VDC

1. Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều

Câu 5




2. Mạch điện xoay chiều chỉ chứa một phần tử


Câu 20



3. Mạch RLC nối tiếp.



Câu 35


4. Công suất, hệ số công suất


Câu 21


Câu 39

5. Máy biến áp và truyền tải điện năng

Câu 7




6. Máy phát điện xoay chiều

Câu 6




7. Mạch RLC có R, hoặc L, hoặc C hoặc f thay đổi



Câu 36


8. Đồ thị điện xoay chiều




Câu 40


Tổng số câu hỏi của chuyên đề là 9 câu chiếm 22,5 % tổng số câu hỏi của đề thi, tăng lên 1 câu so với đề thi THPT QG 2019. Các câu hỏi phủ đều tất cả các nội dung quan trọng của chuyên đề.

Điện xoay chiều là một chuyên đề có dung lượng kiến thức lớn nhất trong chương trình Vật lí 12, chiếm tổng số câu hỏi nhiều nhất trong tất cả các đề thi, số câu hỏi khó và cực khó cũng chiếm tỉ lệ lớn hơn so với các chuyên đề khác. Các câu hỏi ở các cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng là những câu hỏi quen thuộc và đã xuất hiện tương đối nhiều trong các đề thi các năm trước đó, vì vậy học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và chăm chỉ luyện tập hoàn toàn có thể hoàn thành tốt những câu hỏi này.

Điểm nhấn của đề thi lần này là một câu hỏi có lồng nội dung về thực hành đo điện dung của tụ điện, câu hỏi thuộc cấp độ Vận dụng, nếu học sinh nắm vững kiến thức về mạch điện xoay chiều thì hoàn toàn có thể dễ dàng lấy điểm trọn vẹn ở câu hỏi này.

Câu khó và cực khó trong chuyên đề vẫn chủ yếu rơi vào dạng bài Mạch RLC có các thông số thay đổi (R, hoặc L hoặc C hoặc f thay đổi), dạng bài liên quan đến đồ thị ….  Đây là những câu hỏi thể hiện tính phân loại của đề thi. 

Chuyên đề 4: Dao động và sóng điện từ

Dạng bài 

Lí thuyết

Bài tập

NB

TH

1. Mạch dao động LC

Câu 8


3. Sóng điện từ

Câu 9

Câu 22


Tổng số câu hỏi của chuyên đề là 3 câu chiếm 7,5 % tổng số câu hỏi của đề thi. 

Dao động và sóng điện từ là chuyên đề mà từ trước đến nay hầu như không có câu hỏi khó, chủ yếu là kiến thức lí thuyết và bài tập có nhiều sự tương đồng với kiến thức trong chuyên đề dao động cơ học, sóng cơ. Do đó nếu nắm vững và liên kết được kiến thức thì học sinh có thể nhanh chóng xử lí các dạng bài tập trong chuyên đề này một cách dễ dàng. 

Chuyên đề 5. Sóng ánh sáng

Dạng bài 

Lí thuyết

Bài tập

NB

TH

TH

1. Tán sắc ánh sáng

Câu 10



2. Giao thoa ánh sáng



Câu 23

3. Tia hồng ngoại, tử ngoại và tia X.

Câu 11

Câu 24; Câu 28



Tổng số câu hỏi của chuyên đề từ 5 câu chiếm 12,5% tổng số câu hỏi của đề thi. 

Sự thay đổi lớn nhất trong chuyên đề Sóng ánh sáng ở đề thi lần này so với đề thi THPT QG các năm trước đấy là các câu hỏi thuộc cấp độ Vận dụng và Vận dụng cao đã được tinh giản theo đúng tinh thần công văn ngày 31/3/2020 của Bộ GD. Như vậy, học sinh hoàn toàn có thể yên tâm học tập, chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể lấy điểm tối đa ở chuyên đề này.

Chuyên đề 6. Lượng tử ánh sáng

Dạng bài 

Lí thuyết

NB

TH

1. Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng

Câu 12


2. Hiện tượng quang điện trong


Câu 25

3. Mẫu nguyên tử Bo


Câu 26


Tổng số câu hỏi của chuyên đề từ 3 câu chiếm 7,5% tổng số câu hỏi của đề thi, giảm 1 câu so với đề thi THPT QG 2019. 

Đây là một trong những chuyên đề không có câu hỏi khó, chủ yếu là kiến thức lí thuyết. Các dạng bài tập trong chuyên đề không nhiều và tương đối đơn giản, tập trung chủ yếu vào định luật quang điện thứ nhất, thuyết lượng tử ánh sáng và các tiên đề Bo. Do đó, học sinh nắm vững kiến thức sách giáo khoa hoàn toàn có thể lấy điểm tuyệt đối ở chuyên đề này.

Chuyên đề 7. Hạt nhân nguyên tử

Dạng bài 

Lí thuyết

Bài tập

NB

TH

2. Cấu tạo hạt nhân. Độ hụt khối.
Năng lượng liên kết.

Câu 13

Câu 27

3. Phóng xạ

Câu 14



Tổng số câu hỏi của chuyên đề là 3 câu chiếm 7,5 % tổng số câu hỏi của đề thi, giảm 2 câu so với đề thi THPT QG 2019. 

Theo đúng tinh thần công văn tinh giản của Bộ GD ngày 31/3/2020, các nội dung được hướng dẫn “Không dạy” đều không có trong đề thi. Cụ thể như các nội dung về phản ứng phân hạch, nhiệt hạch đều không xuất hiện, các dạng bài tập khó về phóng xạ và phản ứng hạt nhân cũng không xuất hiện trong đề thi này.

+ Phần chương trình Vật lí 11

Dạng bài 

Bài tập

TH

VD

1. Điện tích - Điện trường

Câu 15


2. Dòng điện không đổi


Câu 29

3. Từ trường

Câu 16


4. Mắt. Các dụng cụ quang


Câu 30


Tổng số câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 11 là 4 câu chiếm 10 % tổng số câu hỏi của đề thi. 

Đây là năm thứ 3 đề thi THPT QG đưa chương trình Vật lí 11 vào đề thi, so với đề thi THPT QG năm 2019, số câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 11 không thay đổi, thuộc 6 chuyên đề quan trọng: Điện tích-Điện trường, Dòng điện không đổi, Từ trường, Cảm ứng điện từ, Khúc xạ ánh sáng, Mắt và các dụng cụ quang. 

Ở đề thi minh họa lần này câu hỏi thuộc 4 chuyên đề : Điện tích-Điện trường, Dòng điện không đổi, Từ trường và Mắt. Các dụng cụ quang. Dễ nhận thấy qua đề thi 3 năm đều không có câu hỏi thuộc chuyên đề Dòng điện trong các môi trường. Nội dung kiến thức 11 được đưa vào đề tương đối nhẹ nhàng, các câu hỏi chủ yếu tập trung ở các cấp độ: thông hiểu và vận dụng thấp, học sinh chỉ cần nắm vững các công thức cơ bản và vận dụng tính toán một cách linh hoạt là có thể xử lí gọn gàng các câu hỏi thuộc chuyên đề này. 

3. Nhận định chung

- Nội dung đề thi đáp ứng chương trình Vật lí THPT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đảm bảo kiến thức giao nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Kiến thức trải đều cho toàn chương trình, giữa các chương và các bài học, đáp ứng đúng tinh thần của Bộ giáo dục trong công văn tinh giản ngày 31/3/20120.

- Trong đề thi minh họa 2020, nội dung chủ yếu tập trung vào chương trình học kì 1 của Vật lí 12 với số lượng câu hỏi chiếm 55% tổng số câu hỏi của đề thi. Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 11 là 10% tổng số câu hỏi của đề thi chủ yếu ở các cấp độ thông hiểu và vận dụng, kiến thức độc lập với chương trình lớp 12không có câu hỏi nào tích hợp kiến thức hai lớp. Các câu hỏi Vận dụng cao vẫn rơi vào các chuyên đề lớn của chương trình học kì 1 Vật lí 12 là Dao động cơ, Sóng cơ và Điện xoay chiều như thông lệ. Nội dung chương trình học kì 2 của Vật lí 12 không có câu hỏi khó, chủ yếu thuộc cấp độ nhận biết và thông hiểu.

4. Một số định hướng chung cho khóa 2020

- Qua 3 năm Bộ giáo dục triển khai hình thức thi Tổ hợp môn, đề thi môn Vật lí trong tổ hợp môn đã bắt đầu dần ổn định về cấu trúc và nội dung thi. Có thể thấy nội dung đề thi tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12 (chiếm 90%), nội dung Vật lí 11 chiếm 10% và không có kiến thức thuộc chương trình Vật lí lớp 10. Theo đó, các câu hỏi có tính chất phân loại học sinh vẫn sẽ rơi vào các chương trọng điểm của 12 như Dao động cơ, Sóng cơ, Điện xoay chiều.

- Nội dung kiến thức lớp 11 đưa vào đề thi sẽ chỉ nằm ở 2 cấp độ đầu là thông hiểu và vận dụng. Kiến thức tuy ít, không khó nhưng trải rộng. Do đó học sinh nên có kế hoạch hệ thống và ôn tập một cách bài bản để không mất điểm ở những câu hỏi này.

- Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ giáo dục đã có phương án giảm tải, tinh giản về mặt kiến thức. Do đó đề thi tham khảo 2020 chỉ mang sứ mệnh giúp học sinh định hướng cấu trúc và nội dung ôn tập, các dạng toán xuất hiện trong đề thi đều khá quen thuộc, thêm vào đó việc giảm nhẹ chương trình học kì 2 cũng làm cho độ khó của đề thi giảm đi ít nhiều. Tuy nhiên không vì thế mà có thể chủ quan nghĩ rằng đề thi THPT QG 2020 sẽ dễ  như đề tham khảo. Các dạng toán khó về đồ thị, thực nghiệm, cực trị trong giao thoa sóng, cực trị điện xoay chiều … thuộc chương trình học kì 1 của Vật lí 12, thường là những dạng toán khó và luôn được làm mới trong đề thi của mỗi năm. Vì vậy, muốn đạt điểm tuyệt đối trong bài thi môn Vật lí, học sinh cần có sự tổng hợp kiến thức, ôn tập một cách bài bản, khoa học và nghiêm túc.

Nguồn: Hệ thống Giáo dục HOCMAI

loadding
UP