Nhận định đề thi tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT 2020 - môn Khoa học xã hội

11:05 07/05/2020

Tổ Xã hội – Hệ thống Giáo dục HOCMAI


Về vấn đề phân bổ nội dung kiến thức

Mỗi môn thi thành phần Địa lí; Lịch sử và Giáo dục công dân vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố. Có thể quan sát bảng số liệu thống kê sau:


Lịch sử

Địa lí

Giáo dục công dân

Tỷ lệ của lớp 11, 12

5% lớp 11- 95% lớp 12. Câu 34 : câu hỏi so sánh trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn


100% câu hỏi lớp 12


- 10% câu hỏi thuộc lớp 11

- 90% câu hỏi thuộc lớp 12

Tỷ lệ của học kỳ I/II của lớp 11

1 câu HK I : Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

1 câu HK II: Việt Nam từ 1858 - 1919.


Không có câu hỏi 11

100% câu hỏi thuộc kiến thức HK I chuyên đề Công dân với kinh tế

Tỷ lệ của học kỳ I/II của lớp 12

75% HK I: tất cả các chuyên đề trừ Cách mạng KH-CN và xu thế toàn cầu hóa

25% HKII: Việt Nam từ 1954 - 1975 và 1975 - 2000 (tất cả chuyên đề HKII)

75% Lịch sử Việt Nam - 25% Lịch sử thế giới

- Tỉ lệ lí thuyết/ thực hành: 55% - 45%

- Tỉ lệ HKI - HKII: 40% - 60% xuất hiện tất cả các chuyên đề

- Tỉ lệ câu hỏi lí thuyết – thực hành là : 75% - 25%

- Tỉ lệ HKI - HKII là : 65%-35% : 

- Các chuyên đề HK I: Thực hiện pháp luật; Công dân bình đẳng trước pháp luật; Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội; Công dân với các quyền tự do cơ bản

- Các chuyên đề HK II: Công dân với các quyền tự do cơ bản; Công dân với các quyền dân chủ; Pháp luật với sự phát triển của công dân; Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.



Về độ khó của các bài thi thành phần: 85% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu với nội dung rõ ràng, không lắt léo, 15% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao dùng để phân hóa cho mục tiêu xét tuyển đại học. Nhận định cụ thể từng môn như sau:

Môn Lịch sử: Câu hỏi ở cấp độ nhận biết, thông hiểu tập trung vào ba chuyên đề lịch sử Việt Nam của các giai đoạn 1919 - 1930, 1930 - 1945 và 1945 - 1954. Phần kiến thức trên 7 điểm thuộc các chuyên đề: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949), Quan hệ quốc tế, Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930, 1930 - 1945 và 1945 - 1954. Câu hỏi thuộc chuyên đề Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) là câu so sánh, yêu cầu học sinh nắm được kiến thức về trật tự Vécxai -Oasinhtơn để trả lời câu hỏi. Những câu hỏi khác thuộc dạng nhận xét, đánh giá.  Câu hỏi khó và cực khó là các câu 34, 36, 37, 38, 39, 40 thuộc các dạng bài so sánh xâu chuỗi kiến thức lớp 11 và 12. 

Môn Địa lí:  85% câu hỏi nhận biết và thông hiểu, đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp. Tỉ lệ này ở đề tham khảo ngày 3/4/2020 là 75%. Câu hỏi phủ hết các chuyên đề lớp 12. Tuy tỉ lệ nhận biết và thông hiểu cao hơn đề lần 1 nhưng độ khó chung lại cao hơn. Các chuyên đề có câu hỏi khó và cực khó là Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư và thực hành kĩ năng địa lí. Phần kiến thức trên 7 đòi hỏi học sinh phải suy luận nhiều và áp dụng công thức tính toán, ngoài ra phải hiểu bản chất địa lí và "tỉnh táo" trong việc chọn các đáp án có những từ dễ gây nhầm lẫn. Câu hỏi khó và cực khó là câu 73, 75, 76, 78, 79, 80.

Môn Giáo dục công dân:  75% câu hỏi nhận biết và thông hiểu đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp nhưng độ khó cao hơn, cách ra đề hay, tính nhiễu trong các phương án rất tốt, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức mới chọn đúng được đáp án. Các chuyên đề có câu hỏi khó và cực khó là: Thực hiện pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội ; Công dân với các quyền tự do cơ bản. Các câu vận dụng, vận dụng cao là những câu hỏi tình huống với lượng thông tin lớn đòi hỏi học sinh phải phân tích từng dữ kiện để chọn được đáp án đúng. Ngoài ra, những câu hỏi khó và cực khó (từ câu 111 đến 120) có sự liên hệ của nhiều mảng kiến thức. Đề thi có đưa vào vấn đề thời sự nổi cộm hiện nay đó là tình hình dịch Covid-19 thể hiện ở các câu: 94, 96, 116, 117.

loadding
UP