Chương trình học lập trình trực tuyến XiSo

02:25 03/12/2019

Chương trình được xây dựng bởi Hệ thống Giáo dục HOCMAI và Đại học FUNiX, dạy lập trình thông qua giải quyết vấn đề thực tiễn. 

XiSo mở ra một hướng tiếp cận mới về dạy lập trình sớm cho học sinh phổ thông theo cách mà các chuyên gia đã đề cập tới trong "Hội thảo giáo dục phổ thông môn Tin học" do FUNiX cùng Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức tại Hà Nội.

Chương trình học của XiSo bao gồm 6 cấp độ tương ứng với 6 kỹ năng khác nhau trong nghề lập trình và được chia thành 6 đai: trắng, vàng, xanh lá cây, xanh da trời, đỏ và đen. Sau khi dạy về các khái niệm cũng như kỹ năng sử dụng máy tính và một số công cụ trực tuyến tại đai trắng, XiSo sẽ bắt đầu dạy ngôn ngữ lập trình từ đai vàng.

Lộ trình học 6 đai trở thành lập trình viên tại XiSo.

Hai môn học ở đai vàng là: xây dựng trang web đầu tiên và xây dựng phần mềm đầu tiên. Sau khi học xong đai vàng, học viên có thể tự xây dựng được một website và tự mình quản trị được một website. Đồng thời, học viên có thể xây dựng được một phần mềm đơn giản có giá trị với JavaScript.

Lên đai xanh lá cây, học viên sẽ được học lập trình hướng đối tượng (bằng Java) và học cơ bản về thiết kế giao diện (UI). Khi học xong, học viên có thể lập trình được với ngôn ngữ lập trình Java và nhận biết, đánh giá, đưa ra giải pháp phát triển các giao diện hiệu quả cho sản phẩm số. Từ đó, học viên có thể hình dung và mô hình hóa được các bài toán trong thực tế vào thế giới máy tính.

Cấp độ đai xanh da trời có các môn học là: giới thiệu về khoa học máy tính và lập trình di động. Tại đây, học viên sẽ được dạy về cách thức xây dựng các chương trình chạy trên máy tính và những vấn đề cơ bản về mạng Internet. Những kiến thức này sẽ giúp cho học viên dễ dàng tiếp cận các môn học khác liên quan tới khoa học máy tính và công nghệ phần mềm sau này.

Lên đến đai đỏ, học viên sẽ được học các môn truy vấn cơ sở dữ liệu và phát triển ứng dụng java desktop. Ở đai này, học viên có thể thiết kế cài đặt và truy vấn thành thạo một cơ sở dữ liệu. Đồng thời, họ sẽ biết cách phát triển một ứng dụng java trên máy desktop sử dụng công nghệ Java Swing, biết lập trình tương tranh và lập trình mạng, kết nối được với cơ sở dữ liệu.

Đai đen là cấp độ cao nhất trong chương trình học của XiSo. Khi lên đến đây, học viên sẽ được học cấu trúc dữ liệu và giải thuật, phát triển ứng dụng trên web. Sau khi học xong đai đen, học viên sẽ đạt được những tư duy về thiết kế các cấu trúc dữ liệu và giải thuật (thuật toán) phù hợp với các vấn đề cụ thể sẽ gặp khi làm nghề sau này. Đồng thời, học viên sẽ nắm được một số cấu trúc dữ liệu tuyến tính (linear) và phi tuyến (non-linear).

Tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn một tháng triển khai lớp học đầu tiên, XiSo đã thu hút hơn 100 học viên là học sinh có độ tuổi từ lớp 6 đến lớp 12. Con số này phần nào cho thấy sự quan tâm và thay đổi tư duy, quan niệm trong việc mong muốn trang bị cho học sinh sự tự tin, chủ động trước sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ.


Ông Victor T.S. Horng - Giám đốc cấp cao Tập đoàn Công nghệ Hon Hai, Đài Loan.

Trong khuôn khổ "Hội thảo Giáo dục phổ thông môn Tin học", ông Phạm Giang Linh - Tổng giám đốc Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã chia sẻ, giới thiệu cụ thể về "Chương trình học lập trình trực tuyến XiSo". Theo ông, với chương trình này, Hệ thống Giáo dục HOCMAI và Đại học trực tuyến FUNix mong muốn đào tạo nên những học viên có trình độ và kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong thời đại số, mang lại cho các em những lợi thế trên con đường tương lai sau này.

Giám đốc cấp cao của Tập đoàn Công nghệ Hon Hai, Đài Loan - Victor T.S. Horng cho biết: "Tôi nghĩ điều mấu chốt quyết định thành công của chương trình học lập trình là sự kết hợp khéo léo giữa việc giảng dạy với thực tiễn đời sống",

Thêm vào đó, việc học lập trình để kịp thời có được những sáng kiến, cách thức giải quyết vấn đề thực tiễn cũng là một yêu cầu cấp thiết trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Ông Victor T.S. Horng cho biết khi được học để tạo ra một điều gì đó giúp ích cho gia đình và bản thân cũng như cộng đồng, người học sẽ cảm thấy hứng thú và mong muốn tìm hiểu, chủ động học hơn. "Chúng ta cần đưa ra những tình huống cụ thể, từ đó khuyến khích học sinh tham gia đóng góp các sáng kiến của mình thông qua ứng dụng kiến thức mà các em học được", ông nói.

Trên thực tế, công nghệ thông tin đang chi phối sâu rộng tới tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, thông qua hàng loạt thiết bị thông minh được kết nối khắp thế giới. Sự chi phối này đang được thể hiện rất mạnh mẽ ở hiện tại và nó được nhận định vẫn tiếp tục cho thấy sự phát triển này trong tương lai.

Theo ông Victor T.S. Horng, công nghệ biến đổi nhanh chóng từng ngày. Vì vậy, mọi người không nên chỉ biết cách sử dụng duy nhất một loại thiết bị công nghệ cụ thể trong suốt cuộc đời mình. Mọi ngành nghề đều có thể thay đổi bởi vai trò của các thiết bị công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo, "Nếu không thể thích ứng, bạn sẽ bị đào thải", ông khẳng định.

Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy khả năng ảnh hưởng sâu rộng của lĩnh vực công nghệ tới đời sống. Thông qua thực tế, nhiều bậc phụ huynh và học sinh Việt Nam đã trải nghiệm và khẳng định điều đó. Tuy vậy, với suy nghĩ có phần định kiến, học lập trình là lĩnh vực phức tạp, cao siêu, nhàm chán, cách dạy tin học truyền thống vẫn chưa đạt được những hiệu quả mong muốn.

Ông Victor T.S. Horng chia sẻ thầy cô cần thay đổi cách dạy lập trình bằng việc triển khai các trò chơi lập trình game cho các em khi mới bắt đầu học. Bởi về bản chất, trẻ nhỏ rất thích chơi game. Bên cạnh đó, cần phải thay đổi văn hóa học, thay vì học để đạt điểm cao như ở lớp, phụ huynh nên để trẻ tiếp nhận kiến thức thông qua các ngôn ngữ lập trình phù hợp với tâm lý lứa tuổi để tăng hứng thú học tập.

Nguồn: VnExpress

loadding
UP