Giáo viên, học sinh chủ động với chương trình tin học mở

04:35 02/12/2019

Một trong những điểm mới của chương trình Tin học 2018 là tiếp cận theo năng lực và có tính mở giúp giáo viên, học sinh chủ động trong dạy và học.

Tại Hội thảo giáo dục phổ thông môn tin học do Hệ thống Giáo dục HOCMAI và FUNiX tổ chức tháng 11 vừa qua, Phó giáo sư, tiến sĩ Hồ Sĩ Đàm, chủ biên chương trình môn Tin học 2018 nhấn mạnh một trong những điểm mới của chương trình là tiếp cận theo năng lực và có tính mở.

Cụ thể, chương trình không đưa ra những quy định nghiêm ngặt trong việc lựa chọn phần mềm, phần cứng, không quy định phải sử dụng phần mềm mã nguồn đóng hay mã nguồn mở, mà chỉ cần đảm bảo việc dạy và học đạt yêu cầu đã nêu.

"Công nghệ, ngôn ngữ lập trình và các thiết bị thông minh thay đổi rất nhanh chóng. Nếu chương trình tin học không có tính mở thì chương trình sẽ trở nên lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu thực tế cuộc sống" tiến sĩ Hồ Sĩ Đàm nhận định.

Theo phó giáo sư, tính mở mang tới khả năng chủ động hơn cho giáo viên và học sinh. Chương trình cũng chú trọng việc dạy học theo dự án, yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số; chỉ đưa ra các yêu cầu cần đạt và một số gợi ý có tính định hướng chứ không quy định bắt buộc chủ đề cụ thể cho dự án cũng như cho sản phẩm. Việc đưa ra các chủ đề, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm học sinh hoặc mỗi cá nhân thực hiện là tùy chọn của tác giả sách giáo khoa hoặc của giáo viên, thậm chí khuyến khích học sinh tự đề xuất theo gợi ý hướng dẫn và phê duyệt của giáo viên.

Phó giáo sư, tiến sĩ Hồ Sĩ Đàm tại Hội thảo Khoa học Giáo dục Phổ thông môn Tin học do HOCMAI và FUNiX tổ chức.

Linh hoạt áp dụng điểm mới này, Hệ thống Giáo dục HOCMAI và Đại học trực tuyến FUNiX đã hợp tác xây dựng trường học lập trình trực tuyến XiSo. Chương trình học của XiSo luôn được cập nhật từ các chuyên gia đầu ngành tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới như Stanford, Harvard, MIT và được Việt hóa giúp các học viên dễ học, dễ hiểu.

Các chủ đề đều hướng tới việc đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực tin học mà chương trình môn Tin học đề ra. Đó là sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ứng xử phù hợp trong môi trường số; giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; hợp tác trong môi trường số.

Đai trắng - Một trong 6 cấp độ học tập tại XiSo

Cụ thể, chương trình học XiSo dành cho học sinh phổ thông trong độ tuổi từ lớp 6 đến lớp 12. Học sinh sẽ được phát triển kiến thức, kỹ năng nền tảng về phần cứng, phần mềm, tư duy máy tính, tư duy lập trình và kỹ năng mềm phục vụ cho công việc của một lập trình viên chuyên nghiệp.

Với hình thức học online, XiSo cũng giúp người học phát triển năng lực tự học, tra cứu và khai thác nguồn kiến thức trên Internet. Để hỗ trợ học sinh, XiSo có đội ngũ hàng nghìn chuyên gia công nghệ thông tin tại Việt Nam (Mentor) hỗ trợ 1:1 về chuyên môn, giải đáp thắc mắc trong quá trình học; đội ngũ người đồng hành (Hannah) hỗ trợ mọi vấn đề khác về thi cử, khảo thí, kết nối với Mentor...

Ngoài ra, XiSo còn chú trọng vào kỹ năng thực hành, giúp học sinh trải nghiệm nhiều dự án thực tế, sát với những yêu cầu mà thị trường lao động cần. Các Mentor sẽ là người hướng dẫn học sinh thực hiện dự án thông qua những kinh nghiệm thực tiễn mà họ đã trải qua. Cuối cùng, học sinh sẽ có kỹ năng bắt đầu một dự án, xử lý vấn đề, giải quyết các khó khăn gặp phải.

Hoàn thành chương trình học với 6 đai (đai trắng, đai vàng, đai xanh lá cây, đai xanh da trời, đai đỏ, đai đen), XiSo cam kết học viên sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc tại các công ty công nghệ lớn trong nước như FPT, CMC...

Nguồn: VnExpress

loadding
UP